Bé cún cưng hay cô mèo đáng yêu của bạn vừa phải trải qua một ca phẫu thuật triệt sản, loại bỏ khối u, mổ lấy thai... và đang được theo dõi, chăm sóc tại nhà. Đối với một số người đã có kinh nghiệm trong nuôi và chăm chó, thì điều này hoàn toàn đơn giản và dễ dàng. Nhưng nếu bạn lần đầu tiên nuôi thú cưng, thì cần phải chú ý rất nhiều, đặc biệt là các biểu hiện của chúng sau ca phẫu. Dưới đây là một số kinh nghiệm tôi xin chia sẻ:
Sau khi phẫu thuật, cơ thể các bé vẫn còn rất mệt mỏi, một phần do tác dụng của thuốc gây mê, phần có thể do mất máu, vết thương gây đau... Bạn nên đặt bé nằm dưới sàn có lót vải hoặc trên thảm để khi tỉnh dậy bé không bị ngã. Trong thời gian này không nên vuốt ve, ôm ấp quá nhiều mà hãy để chúng được nằm nghỉ yên tĩnh, nhiệt độ nơi bé nằm cũng không được quá nóng hay quá lạnh (hạn chế máy lạnh hay quạt thổi trực tiếp vào chỗ chúng nằm). Nếu bé tỉnh và đòi ăn, chỉ nên cho uống một chút nước đường, hoặc sữa, hoặc cháo thịt bằm, hay những thức ăn mà bé ưa thích, nhưng chỉ cho ăn một ít, và phải làm mềm để tránh trường hợp bé bị ói ra.
Chắc chắn Bác sĩ phẫu thuật cho bé sẽ đề nghị một lịch trình tiêm thuốc, và bạn nên tuân thủ điều này. Các loại thuốc kháng sinh và thuốc bổ trợ sẽ giúp cho vết thương của bé mau lành hơn, hạn chế tối đa nhiễm trùng.
Hạn chế cho thú cưng liếm vết thương hay chạy nhảy nhiều sau phẫu, vì có thể làm ảnh hưởng không tốt đến vết thương. Bạn có thể mặc áo cho chúng, hoặc quấn khăn, hoặc sử dụng vòng Elizabeth để ngăn ngừa điều này. Sau vài ngày vết thương có dấu hiệu lành sẽ làm cho thú cưng của bạn có cảm giác ngứa, khó chịu và chúng hay đưa chân gãi, liếm, rứt chỉ, đôi khi trở nên cọc cằn, điều mà bạn chưa bao giờ thấy. Bạn hãy giúp chúng cảm thấy thoải mái hơn, có thể là vuốt ve thêm một chút, trò chuyện, hoặc có thể dùng ngón tay gãi nhẹ vùng xung quanh vết thương để bé tạm quên đi cảm giác khó chịu đó.
Trong thời gian này, bạn cũng nên cách ly chúng với các vật nuôi khác để tránh va chạm, cào cấu, đùa giỡn nhiều khi vết thương và cơ thể chưa hoàn toàn hồi phục.
Theo dõi thật kỹ các biểu hiện của chúng, nếu có phát hiện gì bất thường như lừ đừ kéo dài, sốt, bỏ ăn, run, sùi bọt mép... nên đưa đến bác sĩ thú y để được cân thiệp và xử lý kịp thời.
Thường thì sau khoảng 7 - 10 ngày vết thương sẽ lành, bác sĩ sẽ hẹn bạn đưa thú cưng đến để cắt chỉ, thao tác này không gây đau đớn cho các bé. Không nên để phần chỉ này quá lâu, vì nó có thể gây nhiễm trùng, một số trường hợp bác sĩ thú y phải loại bỏ vùng da hoại tử và may lại. Khi đó việc chăm sóc của bạn sẽ càng trở nên vất vả hơn thôi.
Từ khi phẫu thuật đến lúc cắt chỉ, bác sĩ khuyên bạn không nên tắm cho các bé. Nếu cần thiết có thể dùng một chiếc khăn thấm nước ấm rồi lau mình bé cho sạch. Cắt chỉ xong, chế độ dinh dưỡng, vệ sinh sẽ trở lại bình thường.
Tag tham khảo: Thức ăn cho chó 1 tháng tuổi, Thức ăn cho chó 2 tháng tuổi, Thức ăn cho chó bắc kinh, Thức ăn cho chó bán ở đâu, Thức ăn cho chó béc giê, Thức ăn cho chó con, Thức ăn cho chó đốm, Thức ăn cho chó husky, Thức ăn cho chó kén ăn, Thức ăn cho chó loại nào tốt, Thức ăn cho chó mới đẻ, Thức ăn cho chó mua ở đâu, Thức ăn cho chó nhanh lớn, Thức ăn cho chó nhật, Thức ăn cho chó phốc, Thức ăn cho mèo, Thức ăn dinh dưỡng cho chó, Thức ăn không nên cho chó ăn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét